Kinh nghiệm bán hàng

Bán hàng đa kênh- chốt đơn nhanh chóng!

Marketing đa kênh (hay multi-channel marketing) là phương pháp sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách hàng. Mục đích của marketing đa kênh là giúp khách hàng dễ dàng thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh nào thuận tiện nhất cho họ. Chiến lược marketing đa kênh cho phép người dùng quyết định và lựa chọn.Bạn đã biết gì về bán hàng đa kênh? Cùng tìm hiểu với chúng mình qua bài viết dưới đây nhé!

1.Tại sao marketing đa kênh lại quan trọng?

Một sự thật hiển nhiên đó là khách hàng sẽ không bao giờ chỉ tập trung và xuất hiện trên một kênh duy nhất. Bản thân chính chúng ta hằng ngày cũng có thể sử dụng điện thoại khi đang gõ phím laptop và xem TV. Khi cần tìm mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó, bạn sẽ xin gợi ý hoặc ý kiến từ bạn bè trên mạng xã hội hay chỉ đơn giản là hỏi miệng trong giao tiếp thông thường. Không chỉ hỏi người quen, đối với một số sản phẩm/dịch vụ bạn hẳn sẽ tìm hiểu thông tin nhiều nhất, kĩ nhất có thể về sản phẩm hoặc dịch vụ đó trước khi đưa ra quyết định mua hay không.

Khách hàng của bạn cũng tương tự như vậy. Họ sẽ sử dụng nhiều nguồn tham khảo khác nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, trong cuộc sống ngày nay, việc tiếp xúc đồng thời với nhiều kênh thông tin khác nhau là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bạn cần tận dụng chính thói quen và hành vi này để tiếp cận họ, mang đến cho họ những thông tin mà họ cần, tại thời điểm và điểm chạm mà họ muốn.

2.Lợi ích của chiến lược marketing đa kênh.

Ngày nay, hầu hết các thương hiệu sẽ đồng ý rằng cách Marketing đa kênh có thể mang lại kết quả tốt nhất. Mặc dù việc triển khai phương pháp marketing đa kênh không đơn giản nhưng khi được thực hiện đúng cách, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Người tiêu dùng ngày nay đã quen với việc bị tấn công bởi các thông điệp từ các thương hiệu khác nhau, và do đó, họ ngày càng lựa chọn thương hiệu mà họ chọn để tương tác. Tạo sự tương tác của khách hàng đa kênh có thể hoạt động như một yếu tố khác biệt của thương hiệu, mang lại những lợi ích sau:

Gia tăng sự chú ý

Đầu tư vào một kênh marketing có thể làm tăng mức độ quan tâm của khách hàng đến doanh nghiệp của bạn trên các kênh khác.

Khách hàng có thể sử dụng phương tiện ưa thích của họ

Bạn càng marketing trên nhiều kênh, đồng nghĩa với việc khách hàng càng có nhiều lựa chọn tương tác với doanh nghiệp của bạn. Hay nói cách khác, họ có thể sử dụng kênh mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Điều này giúp bạn tăng cơ hội theo dõi các chuyển đổi thành công.

Gia tăng điểm tiếp xúc

Bạn càng có nhiều điểm tiếp xúc trên các kênh marketing, bạn càng có thêm nhiều dữ liệu. Dữ liệu này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kênh quảng cáo hiệu quả nhất, cũng như đo đếm hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh của bạn.

Doanh thu cao bán hàng hơn

Phương pháp marketing đa kênh khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc và kênh. Những tương tác đa dạng, gia tăng này ở mỗi giai đoạn trong hành trình của người mua có thể giúp tăng doanh thu, vì nghiên cứu cho thấy rằng những khách hàng tương tác với nhiều người liên hệ có xu hướng có giá trị hơn 30% .

3.Những rủi ro đến từ bán hàng đa kênh

Ôm đồm nhiều kênh, thách thức về quản lý đơn hàng và tồn kho

Vì nhu cầu của khách hàng tăng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải đa năng các kênh bán hàng của mình từ Website, App, sàn Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki…), các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram…). Các thông tin về giá cả, mô tả, số lượng tồn kho, quản lý đơn hàng, giao hàng đòi hỏi phải được tích hợp đầy đủ với kênh. Nếu không, tình trạng thất thoát đơn hàng, khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa sẽ khiến tính chuyên nghiệp giảm đi đáng kể.

Sự thay đổi trong cấu trúc quản lý

Thực hiện chiến lược đa kênh tức là bạn phải thực hiện các thay đổi trong cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Thay vì hoạt động riêng lẻ, các bộ phận buộc phải đồng bộ và phối hợp với nhau. Để đạt được sự nhịp nhàng, ăn ý giữa các kênh, đòi hỏi doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian, công sức và chi phí lớn vào sự đồng bộ này.

Quản lý các kênh online không đồng đều

Chính vì ôm đồm quá nhiều kênh bán hàng hoặc thiếu kỹ năng trong việc quản lý và kiểm soát các kênh đã dẫn đến việc các kênh không hòa hợp và phát triển không đồng đều. Một trong vấn đề của quản lý chính là nguồn hàng hóa không phù hợp với mục tiêu tương thích.

Chưa nắm bắt được Insight khách hàng

Khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp dù là offline hay online, bán hàng một kênh hay đa kênh. Đặc biệt, sự trung thành của khách hàng chính là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Sự trung thành đó không chỉ được đánh giá qua sản phẩm và dịch vụ, mà còn phải trải qua các kế hoạch gắn kết dành cho các doanh nghiệp sử dụng bán hàng đa kênh.

Thiếu sự liền mạch giữa online và offline

Rõ ràng, khi doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm cho khách hàng trên cả kênh online và offline một cách tối ưu và hiệu quả, doanh thu lẫn độ phổ biến có thể gia tăng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi quá chú tâm vào các kênh online mà bỏ quên mất các cửa hàng nền tảng offline của mình. 

Bạn thấy đấy việc bán hàng đa kênh mang lại hiệu quả rất lớn. Miễn là bạn có thể tận dụng được thì hoàn toàn có thể giúp cho công việc bán hàng của bạn ngày càng phát triển hơn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Làm sao để tạo thương hiệu riêng của bạn bằng tiktok

Đánh giá post

Tin tức liên quan

Back to top button